Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Bài 8; Bài 9 (Đạo xử thế).

Bài 8:
Làm người phải biết giấu mình.


Cái quý ở nhân vật kiệt xuất là ở chỗ nó không tự khoe khoang, không tự phô trương tài năng.
Phàm sự gì, giả ngu ngơ một tí mới tránh được tên đao hiểm hoạ không ngờ tới; không ra mặt anh hào, không tranh với đời mới có thể thoát ra được lưới trời bày giăng.
Khi phát hiện ra người khác dối trá mà vẫn không hề có một đôi chút phản ứng bằng lời nói hay thái độ, như vậy mưu kế của bạn sẽ cao hơn người đó; khi bị người khác làm nhục mà vẫn không hề biến sắc, như vậy đối phương sẽ bị nhục hơn nỗi nhục của bạn. Đây chính là cách xử thế của bậc cao nhân, và cũng là điều mà mọi người cần chiêm nghiệm.
Những người thích phanh phui chuyện riêng tư của người khác ắt phải đối mặt với nguy hiểm; giả bộ ngu ngơ là trí tuệ bảo vệ bản thân. Người thích thổi phồng mình lên thường bị người khác chê cười, tự khoe mình thông minh chẳng khác nào khinh người khác ngu muội.
Lão Tử có nói: "Giỏi đi không để lại dấu vết". Ý nói, người giỏi hành tẩu không để lại vết xe, dấu chân. Những người thuộc loại chân tài, thực học không muốn gây sự chú ý và bàn luận của người khác; không muốn phô trương tranh giành thanh danh; họ chỉ việc lặng lẽ theo đuổi sự nghiệp của mình.
Người thông minh tài trí, phải dùng ngu xuẩn để tự thủ; người đa văn thiên biện, phải dùng thiển lậu để tự thủ; người dũng mãnh kiên cường, phải dùng e sợ để tự thủ; người giàu sang phú quý, phải dùng tiết kiệm để tự thủ; người đại nhân đại đức, phải dùng khiêm nhường để tự thủ. Xử thế như vậy mới có thể tránh được tai hoạ vào thân.
Lý Bạch (Đời Tống)
Bài 9:
Học đạo tìm phúc lánh hoạ

Bánh xe, nan xe, thùng xe đều có công dụng và chức năng trọng yếu đối với chiếc xe, còn cái đòn gỗ ngang phía trước thùng xe để vịn tay gọi là tay vịn, xem ra không có ích dụng gì. Tuy vậy, nếu bỏ tay vịn đi thì trước mặt chúng ta không còn là một chiếc xe hoàn chỉnh nữa. Tay vịn ơi! ta lo cho ngươi đương đầu lộ diện mà không chú ý che giấu bề ngoài, sẽ chuốc lấy tai hoạ.
Các loại xe, không có loại xe nào đi mà không để lại dấu vết khi bánh xe lăn qua, đây chính là "vết xe". Nhưng khi người ta nói đến cấu tạo của chiếc xe, lại thường không nhắc tới "vết xe". Tuy vậy, khi chiếc xe bị lật, tai hoạ lại không liên luỵ đến "vết xe". Chính là nhờ "vết xe" này giỏi tự hành xử giữa phúc và hoạ. "Vết xe" ơi! Ta biết ngươi có đạo tìm phúc lánh hoạ.
Tô Tuần (Đời Tống).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét