Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Bài 36; Bài 37 (Đạo xử thế).

Bài 36: Hãy là người sống có ích với người khác

Sống ở đời, mỗi lời nói và mỗi việc làm đều phải có ích đối với người khác, người như vậy mới chính là người lương thiện. Chúng ta thường nói đến loài chim, tuy cùng loài, nhưng nghe nói đến tiếng chim loan và phượng hoàng thì yêu thích, nghe đến chim cú thì căm ghét, vì chim loan và phượng hoàng đều đem đến hạnh phúc cho mọi người, còn chim cú thì gây ra tai họa cho mọi người. Cùng là loài thảo mộc, nhưng đối với cỏ độc thì mọi người tránh xa, đối với nhân sâm, phục linh thì coi như bảo bối, vì cỏ độc có thể hại người, còn nhân sâm, phục linh có ích cho người. Một người có thể bằng mọi cách để mỗi lời nói, mỗi hành động của mình có ích cho mọi người, tuyệt đối không làm điều có hại cho người khác, người như vậy sẽ được ngưỡng mộ giống như chim loan và phượng hoàng, được quý trọng giống như nhân sâm phục linh. Người như vậy nhất định sẽ được trời đất che chở, quỷ thần cũng khâm phục, hưởng nhiều phúc thần. Đạo lý đó là hiển nhiên dễ thấy.

Trương Anh (Đời Thanh)


Bài 37: Che dấu khuyết điểm của người khác

Phát hiện người khác có khuyết điểm sai lầm, phải biết che dấu họ một cách thật khéo léo, nếu như vạch trần ra trước mặt đông người, như vậy không chỉ tổn thương đến lòng tự tôn của người khác, mà còn chứng minh sự vô tri và thiếu đức của mình, là dùng sở đoản của mình công kich sở đoản của người khác. Khi phát hiện người nào đó có tính ngu xuẩn, cố chấp, phải từ từ khuyến dụ khơi gợi cho họ một cách nhẫn nại, giả như chán ghét họ, thì không thể không chỉ làm thay đổi tính ngu xuẩn, cố chấp của họ, mà đồng thời cũng chứng minh tính ngu xuẩn, cố chấp của mình, giống như dùng ngu xuẩn giúp đỡ ngu xuẩn.

Thời chiến quốc, Tề Cảnh Công có con ngựa quý, người chăn ngựa do chăm sóc không xuể nên đem giết nó, Cảnh Công rất nổi giận, cầm gươm muốn giết chết gã ta. Án Tử lập tức bước lên thỉnh cầu Cảnh Công: ‘Làm như vậy gã ta không biết mình bị xử chết vì tội gì, xin để hạ thần trách phạt gã ta, để cho gã ta biết tội’. Cảnh Công nói : ‘Được’.

Án Tử cầm gươm nói với người chăn ngựa : ‘Ngươi thay bọn ta chăn ngựa cho quân vương mà lại giết ngựa, tội đáng chết; ngươi khiến cho quân vương vì con ngựa mà nỡ giết đi người chăn ngựa, thêm một tội đáng chết; ngươi khiến cho quân vương vì coi trọng súc vật, xem nhẹ nhân dân, để nước láng giềng hay biết, tội càng đáng chết’.

Cảnh Công nghe Án Tử nói xong bèn đổi ý: ‘Ngươi hãy tha cho nó đi! Kẻo làm tổn hại đến nhân đức cuả ta’.

Hồng Ưng Minh (Đời Minh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét