Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Bài 12; bài 13 (Đạo xử thế).

Bài 12:
Thuận thế mà làm, nhưng chớ tuỳ tâm sở dục

Nhập cảnh hỏi lệ cấm, nhập hương hỏi tập tục, nhập gia hỏi gia quy. đi đến một nước khác (một nơi khác) phải tìm hiểu pháp luật nơi đó; đi đến làng khác, nên hỏi xem phong tục tập quán nơi đương địa; đi đến nhà người khác nên biết những kiêng kỵ của nhà người ta. Người ta nói nhập gia tuỳ tục, đi đến đâu phải thuận theo phong tục tập quán ở nơi đó.
Nhân lúc thuận gió mà hành thuyền, thuyền lướt ngàn dặm mà không dừng; nhưng không hạ buồm, thì không khéo cả người lẫn thuyền đều bị nhấn chìm. Con người khi gặp thời, từng bước thăng tiến dễ dàng; đến khi mất đi quyền thế, sẽ rơi xuống vực thẳm. Hoa nở tươi buổi sáng, về chiều sẽ héo tàn, đó là quy luật của tự nhiên. Lửa cháy rực trời rồi cũng bị dập tắt, tiếng sấm long trời nở đất rồi cũng sẽ bị tiêu biến. Sấm và lửa, sấm rên điếc tai, lửa sáng loá mắt, nhưng trời sẽ thu lại tiếng sấm trong nháy mắt, đất sẽ vùi lấp ngọn lửa trong chớp nhoáng. Cho dù bạn có ngôi vị cao sang ở trong nhà, nhưng cũng có quỷ thần trong nhà dòm ngó bạn.
Làm việc đáng làm vào lúc nên làm thì sẽ thuận lợi; làm việc không đáng làm và vào lúc không nên làm thì sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, ngôn hạnh của cá nhân cao khiết hay khiêm tốn, còn phải xem thói đời trong sáng hay không. Lão Tử đi qua vùng Tây Thú, nói tiêng dân tộc thiểu số; vua Vũ đi đến vùng thổ dân ăn lông ở lỗ cũng không mặc áo quần; Mặc Tử cho rằng nhạc khí chẳng có ích gì nên không thích nghe, nhưng khi đến nơi Kinh Sở cũng mang cẩm y, thổi sáo trúc. Quá cứng nhắc mà không biết biến thông, chính là người không biết thời thế. Đến nơi mưa gió âm u để bán nón, đến vùng có thói quen đi chân đất lại mang giày bóng loáng, khi trời rét lạnh mang áo mỏng, khi trời nóng lực lại mang áo bông, như vậy sẽ bị người đời cho là ngu xuẩn.
Những chuyện tuỳ tâm sở dục (tuỳ ý mà làm) của người xưa, cuối cùng là gây ra tai hoạ; ngày nay nghe thấy cũng đủ răn mình. Tần Thuỷ Hoàng tuỳ tâm sở dục ở hình phạt, để rồi Công Tử Phù Tô Toại bị hại ở Kiểu Chiếu; Hán Vũ Đế tuỳ tiện đi trinh phạt, để rồi về sau phải hối hận. Người sống ở đời việc gì cũng muốn sung sướng. Những người tuỳ ý rong ruổi người ngựa đều mệt; những người say mê tửu sắc, rước bệnh vào thân; những người ba hoa tuỳ tiện, lời nói tứ mã nan truy; những người thích đấu đá, tan cửa nát nhà; những người tuỳ tiện hứa hẹn người khác, cuối cùng sẽ hối hận; những người đối đáp lưu loát, suy nghĩ thiếu chu đáo; những người hỷ nộ thất thường, thiếu độ lượng. Tuỳ ý mà làm dễ mắc sai lầm, chẳng bằng suy nghĩ cẩn thận rồi mới hành động.

Hứa Danh Khuê (Đời Nguyên)
Bài 13:
Họa từ miệng mà ra

Bệnh thường do ăn uống không cẩn thận gây nên, hoạ thì do nói năng không thận trọng mà chuốc lấy. Xử thế rất kỵ việc nói nhiều, nói quá nhiều sẽ bị sai lầm. Chớ cho rằng chuyện phiếm là không có gì, thường mọi chuyện phát sinh từ chuyện phiếm. Gây ra chuyện thị phi là do miệng lưỡi nói nhiều; ôm lấy phiền não là do ra mặt anh hùng. Lưỡi là gốc của lợi hại; miệng là cửa của phúc hoạ. Miệng như chốt trạm, lưỡi như binh khí, chốt trạm không kỹ, lời nói tuôn ra không đúng lúc, xúc phạm đến người khác, tai hoạ sẽ giáng xuống đầu. Người ta gặp tai hoạ gia bại thân vong, nguyên nhân chủ yếu là do ăn nói không thận trọng.
Người ta thường nói: Hỏi ba lần không mở miệng, quỷ thần cũng khó gía hoạ cho họ. Nói năng không cẩn thận sẽ mang hoạ vào thân; hành động không thận trọng sẽ mang nhục vào thân, quân tử xử thế nên nhớ lấy điều đó.
Miệng lưỡi là cung của tai hoạ, là phủ của nguy vong. Lời ra hoạ vào, lỡ lời vong thân. Bởi thế, bậc thánh nhân chưa nói mà sợ, nói ra mà lo, luôn cảm thấy nguy hiểm như đi trên băng mỏng.

Phó Huyền (Đời Tấn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét