Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Bài 70; Bài 71 (Đạo xử thế)

Bài 70
Cầu bị một người, trong trăm người không có một

Yêu cầu một người hoàn mỹ không có khuyết điểm, thế thì trong một trăm người cũng không tìm ra một người. Thánh nhân vốn không có ý bắt bẻ khuyết điểm của người khác, không có tâm để ý đến chuyện riêng của người khác.
Bình luận người có công lao lớn, không nên chú ý đến những lỗi sai nhỏ nhặt; đối với người làm việc tốt, càng không nên phanh phui các sai lầm nhỏ. Người có đức hạnh lớn, không câu lệ những chuyện vặt vãnh thích hợp hay không, không nên vì chuyện nhỏ mà làm che lấp đi công đức lớn.
Người quân tử nên quan tâm và làm việc thiện lớn, không nên vì việc thiện nhỏ nhặt không đáng mà đổ dồn hết tâm trí vào đó; nên cẩn thận đề phòng việc ác lớn, không nên vì việc ác rất nhỏ mà chú mắt vào đó, lôi kéo sự chú ý.
Người khác có phẩm đức cao thượng, không nên so bì những vấn đề nhỏ nhặt của họ; một người được mọi người ca ngợi tán thưởng, không nên xoi mói những khuyết điểm của họ.
Người quân tử chú ý ước thúc mình nghiêm ngặt từ chuyện nhỏ, nhưng không lấy chuyện nhỏ để so đo người khác.
Vì nhỏ mà mất lớn, so tính vặt vãnh mà quên đi xu hướng chính, đây là khuyết điểm mà mọi người dễ mắc phải, nên phòng tránh.

Vương Phổ (Đời Tống)

Bài 71
Làm người phải có lòng biết sỉ

Ra hoa dày đặc mà kết trái lưa thưa, là hiện tượng của trời; lời nói đa đoan mà hành sự ít thành, là hiện tượng của người. Con chim ưng và chim tiêu liêu cho rằng núi còn chưa đủ cao, phải lên làm tổ tận ngọn cây trên đỉnh núi; cá, rùa và ba ba cho rằng nước đầm còn chưa đủ sâu, cần phải đào hang ở đáy nước để ở, cuối cùng chúng nó vẫn bị người ta tóm bắt, đó là vì tham mà chết! Do vậy, người quân tử sống ở trên đời không tham lợi mà quên nghĩa, thì không bị sỉ nhục làm ô danh. Người làm việc có lòng biết sỉ, ngược lại với người vô liêm sỉ; người cẩn thận có những việc không dám làm, ngược với người không có việc gì là không dám làm. Sự khác biệt giữa người hiền lương với người không hiền lương, lẽ nào lại cách xa nhau lắm sao? Không có gì không dám làm, chính là không biết chỗ sỉ nhục. Do đó, Khổng Tử thường đề cập đến chữ "sỉ", dùng nó để khích lệ mọi người. Biết chỗ sỉ nhục thì không có gì đáng phải lo lắng. Dạy dỗ người khác, trước hết phải để họ có cảm giác sỉ nhục, phải bồi dưỡng lòng biết sỉ. Khiển trách họ, để họ biết sợ; biểu dương họ để họ biết phấn đấu. Đây đều là phương pháp dạy dỗ. Đến khi họ không biết sợ, không biết tu tỉnh thì hết cách.

Tăng Tử (Xuân Thu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét