Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Bài 40; Bài 41 (Đạo xử thế)

Bài 40:
Nắm bắt yếu điểm, tiến thoái tự như

Cuộc đời vốn giống như một màn kịch rối, chỉ cần nắm vững dây rối thì có thể tiến thoái tự như, đi lại tuỳ ý, không hề bị người khác thao túng.
Cuộc đời giống như màn kịch, then chốt là ở chỗ nắm bắt mình như thế nào. Đối với cuộc đời mình, phải đem sợi dây vận mệnh nắm vào trong tay mình; biết bản thân, biết môi trường chung quanh, nắm vững cách đối nhân xử thế, thì có thể tiến thoái tựa như ở trong biển đời, không bị người khác khống chế. Đối với người khác thì phải bình tĩnh quan sát, thận trọng đối phó, không nhẹ dạ cả tin, như vậy cũng sẽ không bị người ta khống chế.

Hồng ưng Minh (Đời Minh)

Bài 41:
Điều nghĩa nên nói, tiền cũng nên kiếm

Rau dại mọc ở núi vốn không cần con người chăm bón, động vật sống trong rừng vốn không cần con người nuôi dưỡng, nhưng mùi vị của các loài rau dại và động vật hoang dã này lại rất thơm ngon. Cũng như, chúng ta nếu không bị công danh lợi lộc làm ô tạp, thì phẩm đức tâm tính sẽ thuần chân trong sáng, không giống như những người bị biến chất bởi đồng tiền.
Mạnh Tử đi bái kiến Lương Huệ Vương, Huệ Vương nói: "Tiên sinh không quản ngàn dặm tới đây, phải chăng có cách gì hay có lợi cho nước Lương ta"! Mạnh Tử đáp lại: "Đại vương hà tất nói đến chuyện lợi, cái đáng nói chỉ có hai chữ nhân nghĩa mà thôi". Ở Mạnh Tử, nhân nghĩa và lợi ích là mâu thuẫn với nhau, không thể cùng tồn tại. Tuân Tử thì không cho là đúng, ông ta chủ trương đem nghĩa và lợi gộp chung lại với nhau. Như vậy đủ thấy rằng Tuân Tử càng hiểu con người hơn so với Mạnh Tử, do đó tư tưởng của ông ta càng hiện thực, càng hợp lý, cũng càng dễ để cho mọi người thực hành. Tuân Tử nói: nghĩa và lợi là thứ mà mọi người đều cần, người đề xướng điều nghĩa không nhất thiết phải bài trừ lợi; người truy cầu lợi không nhất thiết phải gạt bỏ nghĩa. Điều nghĩa nên nói, tiền cũng nên kiếm, đời người như vậy, mới vẹn toàn. Do vậy, không nhất thiết phải chọn lối sống cư bần lạc đạo, cũng không nên thấy lợi mà quên nghĩa.

Hồng Ưng Minh (Đời Minh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét