Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Bài 22; Bài 23 (Đạo xử thế).

Bài 22:
Không làm điều tốn công vô ích.

Mặt trời, mặt trăng mọc lên rồi, lại vẫn thắp đuốc, muốn nó được sáng hơn, không phải là quá dư đó sao? Mưa kịp thời đổ xuống rồi, lại vẫn tưới nước, như vậy cũng không phải thừa đó sao? Người mù không thể nhìn thấy màu sắc hoa văn diễm lệ, người điếc không thể nghe được âm nhạc trống chuông, lẽ nào chỉ có mù và điếc.
Nước tống có một người buôn mũ đến nước Việt để mua bán, mà người ở nước Việt lại có tập tục cạo đầu xăm hình, không dùng mũ.
Đốt đuốc không thể làm tăng thêm ánh sáng đối với mặt trăng, mặt trời, tưới nước khi mưa chỉ việc uổng công vô ích. Điều tốn công vô ích không nên làm.
Đối với người tối tăm ngu dốt, mất đi khả năng lý trí tư duy thì không thể giảng rõ đạo lý với họ, loại người này giảng đạo lý thì cũng uổng công vô ích.

Trang Tử (Chiến Quốc)

Bài 23:
Nơi bằng phẳng dễ vấp.

Người giỏi bơi dễ chết đuối, người giỏi cưỡi dễ té ngã.
Người giỏi một nghề hay một công việc nào đó thường do khinh thường ỷ lại nên gây ra tai hoạ, đây là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
Lời nói và hành động nên như thế nào, là chỗ then chốt của làm người, từ đó quyết định là vinh hay nhục, thành hay bại của một người, vì vậy không thể không thận trọng.

Không nên cho rằng, con đường trước mặt không có nguy hiểm, thì không cần lo lắng, không phòng bị cảnh giác, chính nơi bằng phẳng càng dễ khiến người ta vấp phải thương đau.
Cất giữ tiền của không cẩn thận thì chẳng khác nào xúi giục kẻ trộm tới lấy, trang điểm lộng lẫy dễ khiến người khác nảy sinh lòng xấu.
Khi đi ngang qua ruộng dưa, không nên ngồi xuống xỏ dép, ngang qua gốc mận không nên dừng lại sửa mũ.
Phẩm đức sự nghiệp của đời người, thành công được là nhờ thận trọng khi hành sự. Thất bại là do phóng túng, tuỳ tiện.
Thà đi mười bước xa, mà không đi một bước nguy hiểm.


Lưu An (Tây Hán)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét