Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

Bài 30; Bài 31 (Đạo xử thế)

Bài 30: Giao du với tiểu nhân như đi trên băng mỏng

Giao du với quân tử, giống như đến mùa đông ngày cứ dài thêm mà mình không biết; giao du với tiểu nhân, giống như đi trên lớp băng mỏng, mỗi bước chân lớp băng cứ lún sâu một tí, chưa biết chìm lỉm trong lớp băng lúc nào? Ta không thấy người nào hiếu học mà lười biếng tụt lùi! Ta không thấy người nào dạy học trò cẩn thận giống như chăm sóc con bệnh! Ta không thấy người nào ngày ngày tiết kiệm mà mỗi tháng lại mua vui với bạn bè! Ta không thấy người nào cần mẫn học tập mà không cần sửa lỗi!

Giao du với quân tử, giống như đi vào trong phòng đầy cỏ thơm, hương thơm ngào ngạt, một thời gian lâu sẽ không còn thấy thơm, như vậy khứu giác đã bị cỏ thơm đồng hóa; giao du với tiểu nhân, giống như đi chợ mua bán mắm, mùi hôi tanh nồng nặc, một thời gian lâu sẽ không còn thấy mùi hôi tanh, như vậy khứu giác đã bị mắm hôi đồng hóa. Vì vậy, người quân tử đối với việc chia tay hoặc kết giao bằng hữu phải thật thận trọng.

Cổ nhân có nói : Ngàn năm xuất hiện một vị thánh nhân, khoảng cách đó ngắn ngủi như giữa sáng và chiều, năm trăm năm xuất hiện một vị hiền nhân, thời gian đó nhanh như bước chân này nối bước chân kia. Nói là bậc thánh nhân và hiền nhân khó có được, cách nhau bất quá cũng như vậy mà thôi. Một người khi còn trẻ tuổi, tinh thần, tính cách còn chưa ổn định, người mà họ quan hệ rất dễ có ảnh hưởng đối với họ. Bắt chước về cử chỉ, nói năng, dần dần bị nhiễm trở thành giống như đối phương lúc nào không hay. Bởi thế, sống chung với người tốt giống như ở chung với hoa chi, hoa lan, lâu ngày sẽ mang mùi thơm; sống chung với người xấu giống như bị xông mùi mắm, lâu ngày sẽ nhiễm mùi hôi. Người quân tử kết giao bằng hữu nhất định phải thận trọng. Khổng Tử có nói: ‘Không nên kết bạn với người không bằng mình’. Loại người như Nhan Uyên và Mẫn Tử Khiên (đều là học trò của Khổng Tử) ở đời đâu dễ có được, chỉ cần người nào ưu tú hơn ta thì ta phải sùng kính họ.

Giao du qua lại với người khác, nên chọn người đứng đắn lịch sự. Nếu quan hệ lung tung, cuối cùng nhất định sẽ hối hận, vả lại một thời gian lâu sẽ bị họ đồng hóa, cuối cùng muốn làm người tốt cũng không kịp.

Tăng Tử (Xuân Thu)

Bà 31: Phượng hoàng không cùng bầy với chim thường

Phượng hoàng không cùng bầy với chim thường, tuấn mã không thể ở chung chuồng với ngựa thường. Nam tử hán đại trượng phu đã không thể trở thành người gột rửa càn khôn nổi danh thiên hạ thì nên ẩn cư ở Thâm Sơn, mắt nhìn ngân hà, tay ôm tinh tú, nhất định không được trôi nổi ở đời, tự mang lấy hổ nhục.

Đường đường đấng nam nhi lập thân giữa trời đất, không vươn vai phỉ chí tang bồng, để thời gian trôi qua một cách vô vị, tham cầu an dật, không cầu tiến đức tu nghiệp, như vậy khác nào loài chim thú? Làm người phải như thế nào? Nhất thiết không được để người thân phải đau xót và kẻ thù vui mừng. Chăm chỉ cần cù, sáng tối đầu không được lười biếng. Gặp việc gì phải bên ngoài rõ đạo lý, bên trong có quyết đoán. Một nhúm lửa nhỏ có thể thiêu trụi cả Triều Dương, một ngọn gió nhỏ có thề liên kết lại thành cuồng phong. Sự vật tuy ở hạ đẳng nhưng ích dụng rất lớn, con người chẳng lẽ không có ích dụng gì ? Học tập phải tụ tinh hội thần, chuyên tâm chuyên chí. Tìm tòi đến cảnh giới thật cao, hướng đến những nơi thật xa. Xử lý công việc tinh tế, không sợ không thành hình ; dụng tâm tạo vật, không sợ không thành đồ. Bản thân cố gắng nỗ lực tối đa, nghe theo sự an bài của thiên mệnh, mới có thể không hổ thẹn với cha mẹ, vợ con. Làm như vậy thì suốt đời sẽ không truy lạc.

Viên Trung Đạo (Đời Minh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét